MÔ TẢ CÔNG VIỆC TRƯỞNG PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ VÀ KỸ NĂNG CẦN CÓ

Bạn đang tìm hiểu bảng mô tả công việc của trưởng phòng nhân sự để ứng tuyển hoặc định hướng nghề nghiệp? Vị trí này đòi hỏi gì và thu nhập ra sao? Cùng HBR Careers khám phá tất tần tật thông tin về vai trò, kỹ năng và cơ hội việc làm dành cho trưởng phòng hành chính nhân sự nhé!

1. Trưởng phòng hành chính nhân sự là gì? 

Ảnh minh họa
Trưởng phòng hành chính nhân sự – cầu nối chiến lược giữa con người và tổ chức

Trưởng phòng hành chính nhân sự (Human Resource Manager/HR Manager) là người đứng đầu bộ phận nhân sự, chịu trách nhiệm toàn diện trong việc tổ chức, quản lý và điều phối các hoạt động liên quan đến con người trong doanh nghiệp.

Vị trí này không chỉ đảm nhiệm các nhiệm vụ cốt lõi như tuyển dụng, đào tạo, đánh giá và phát triển nhân sự mà còn đóng vai trò then chốt trong việc tham mưu chiến lược nhân sự cho ban giám đốc, xây dựng chính sách nội bộ và duy trì văn hóa doanh nghiệp.

Bên cạnh kiến thức chuyên môn vững vàng về quản trị nhân lực, trưởng phòng hành chính nhân sự còn cần có khả năng tư duy chiến lược, quản lý đội ngũ hiệu quả và phối hợp linh hoạt với các phòng ban để đảm bảo sự vận hành trơn tru của tổ chức.

>>> XEM THÊM: "TẤT TẦN TẬT" VỀ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ

2. Mô tả công việc của trưởng phòng hành chính nhân sự 

Khối lượng công việc của trưởng phòng hành chính nhân sự bao gồm cả chức năng quản lý con người, điều phối hoạt động hành chính, và xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Đây là vị trí có vai trò cầu nối giữa nhân viên và ban lãnh đạo, đồng thời chịu trách nhiệm duy trì sự ổn định và phát triển nội bộ. 

2.1 Xây dựng, phát triển đội ngũ nhân sự

Một trong những trọng trách quan trọng nhất của trưởng phòng hành chính nhân sự là tổ chức và xây dựng một đội ngũ nhân sự có năng lực, phù hợp với định hướng phát triển của doanh nghiệp. Họ không chỉ tuyển dụng, mà còn đào tạo, phát triển và giữ chân người tài. Đây là phần cốt lõi trong bảng mô tả công việc của trưởng phòng hành chính nhân sự, thể hiện khả năng hoạch định chiến lược nhân lực và điều hành thực tế.

Bảng mô tả công việc của trưởng phòng hành chính nhân sự – Nhóm nhiệm vụ: Phát triển đội ngũ

Nhiệm vụ cụ thể

Mô tả chi tiết

Xây dựng chiến lược nhân sự

Phân tích nhu cầu nguồn lực, lập kế hoạch dài hạn về tuyển dụng và phát triển nhân sự phù hợp với chiến lược doanh nghiệp.

Tuyển dụng và hội nhập

Tham gia trực tiếp vào việc đăng tuyển, sàng lọc hồ sơ, phỏng vấn, lựa chọn ứng viên và tổ chức chương trình hội nhập cho nhân sự mới.

Xây dựng hệ thống đánh giá nhân sự

Thiết lập KPI, quy trình đánh giá định kỳ và phối hợp với các bộ phận để theo dõi hiệu suất làm việc của từng vị trí.

Lập kế hoạch đào tạo và phát triển

Tổ chức chương trình đào tạo chuyên môn, kỹ năng mềm cho nhân viên mới và cũ; xây dựng lộ trình phát triển nghề nghiệp cho từng nhóm nhân sự.

Xây dựng chính sách giữ chân nhân tài

Đề xuất cơ chế lương thưởng, phúc lợi, thăng tiến và phát triển nhằm gia tăng sự hài lòng và cam kết lâu dài của nhân viên với doanh nghiệp.

2.2 Phối hợp với các phòng ban để quản trị nhân sự

Trưởng phòng hành chính nhân sự không thể hoạt động độc lập. Họ phải thường xuyên phối hợp với các phòng ban và ban lãnh đạo để quản trị hiệu quả hệ thống nhân sự toàn công ty. Từ việc tổ chức cơ cấu đến vận hành nội quy, vị trí này giữ vai trò điều phối và kiểm soát đồng bộ mọi hoạt động liên quan đến người lao động.

Cụ thể, họ tham mưu xây dựng sơ đồ tổ chức, chức năng – nhiệm vụ từng bộ phận; ban hành quy chế lao động và giám sát thực thi. Ngoài ra, trưởng phòng còn phối hợp với kế toán để quản lý lương thưởng, bảo hiểm và giải quyết các mâu thuẫn nội bộ một cách chuyên nghiệp, đúng luật.

2.3 Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp

Một tổ chức bền vững không thể thiếu nền tảng văn hóa mạnh. Trưởng phòng hành chính nhân sự là người định hình và lan tỏa giá trị cốt lõi của doanh nghiệp thông qua các hoạt động gắn kết và chính sách văn hóa.

Họ tổ chức các sự kiện nội bộ như team building, ngày lễ, sinh nhật… để tăng tính kết nối giữa các thành viên. Đồng thời phổ biến quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp và tinh thần hợp tác. Ngoài ra, họ cũng dẫn dắt các hoạt động CSR (trách nhiệm cộng đồng) nhằm xây dựng hình ảnh tích cực cho doanh nghiệp trong và ngoài tổ chức.

>>> XEM THÊM: TOP 35+ CÂU HỎI PHỎNG VẤN SALES VÀ GỢI Ý CÁCH ỨNG BIẾN "THÔNG MINH"

3. Yêu cầu về trình độ, kỹ năng của trưởng phòng nhân sự 

Ảnh minh họa
HR Manager giỏi là người vừa có chuyên môn vững, vừa có kỹ năng lãnh đạo.

Để đảm nhận vai trò quản lý toàn bộ hoạt động nhân sự trong doanh nghiệp, trưởng phòng hành chính nhân sự cần đáp ứng đồng thời cả về trình độ chuyên môn và kỹ năng mềm. Dưới đây là các yêu cầu phổ biến trong tuyển dụng hiện nay.

3.1 Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm

Về học vấn, ứng viên thường được yêu cầu tốt nghiệp đại học chuyên ngành Quản trị nhân sự, Luật lao động, Quản trị kinh doanh, kinh tế hoặc các ngành liên quan. Ngoài ra, việc sở hữu các chứng chỉ chuyên môn quốc tế như HRM, CHRP, MBA hoặc SHRM là lợi thế lớn khi ứng tuyển vào vị trí này.

Có chuyên môn sâu rộng về quản trị nguồn nhân lực, am hiểu về luật Lao động, Thuế TNCN, BHYT, BHXH.

Về kinh nghiệm, hầu hết doanh nghiệp đều yêu cầu ứng viên có ít nhất 3–5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhân sự, trong đó tối thiểu 1–2 năm ở vị trí quản lý. Các doanh nghiệp lớn có thể yêu cầu đến 7–10 năm kinh nghiệm tổng thể và từng dẫn dắt đội ngũ từ 10–30 người.

Ngoài ra, ứng viên cần hiểu rõ quy định pháp luật lao động, quy trình tuyển dụng – đào tạo – đánh giá – thôi việc và nắm chắc các xu hướng quản trị nhân sự hiện đại như HRBP, Employee Experience hay Performance Management.

3.2 Kỹ năng cần thiết

Bên cạnh chuyên môn, kỹ năng mềm là yếu tố then chốt giúp trưởng phòng hành chính nhân sự hoàn thành tốt vai trò điều phối và lãnh đạo. Dưới đây là những kỹ năng bắt buộc:

  • Kỹ năng giao tiếp và đàm phán: Là cầu nối giữa ban lãnh đạo và nhân viên, cần truyền đạt rõ ràng và xử lý xung đột khéo léo.
  • Kỹ năng lãnh đạo và quản lý đội nhóm: Khả năng phân công, dẫn dắt và truyền cảm hứng đến nhân viên cấp dưới.
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề: Phân tích và xử lý các tình huống nhân sự phát sinh một cách hợp lý, minh bạch.
  • Tư duy chiến lược và quản trị thay đổi: Hiểu được tác động dài hạn của chiến lược nhân sự, khả năng thích nghi và định hướng khi doanh nghiệp chuyển đổi mô hình.
  • Kỹ năng tổ chức, lập kế hoạch: Cần sắp xếp, tổ chức rõ ràng và logic để thực hiện các công việc xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, quản lý hồ sơ và tài liệu nhân sự.
  • Khả năng chịu áp lực: Trưởng phòng hành chánh nhân sự có rất nhiều đầu việc và trách nhiệm khác nhau, do đó khả năng chịu áp lực tốt là điều vô cùng cần thiết.

Ngoài ra, thành thạo các phần mềm quản trị nhân sự (như HRIS, SAP HR, Zoho People...) cũng là một lợi thế để tối ưu hiệu quả công việc.

CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP TẠI HBR CAREERS – HỌC TẬP, PHÁT TRIỂN, BỨT PHÁ GIỚI HẠN

Ảnh minh họa

Nếu bạn đang tìm kiếm một môi trường vừa chuyên nghiệp, vừa đề cao sự phát triển cá nhân, thì HBR Holding chính là bệ phóng lý tưởng cho hành trình nghề nghiệp của bạn.

Tại HBR, chúng tôi xây dựng văn hóa học tập bền vững – nơi mỗi thành viên được tài trợ tham gia các khóa đào tạo nội bộ, workshop chuyên sâu về quản trị doanh nghiệp, Sales – Marketing, nhân sự, tư duy lãnh đạo...

Hơn cả đây là nơi phát triển không giới hạn, bạn có thể thách thức bản thân, trở thành những leader trẻ bản lĩnh và góp phần kiến tạo giá trị thật cho doanh nghiệp và xã hội.

👉 KHÁM PHÁ CƠ HỘI TẠI HBR Careers NGAY HÔM NAY!

4. Mức thu nhập của trưởng phòng hành chính nhân sự 

Mức lương của trưởng phòng hành chính nhân sự được đánh giá là tương đối cao so với mặt bằng chung, đặc biệt ở các doanh nghiệp có quy mô lớn hoặc tập đoàn đa quốc gia. Ngoài lương cứng, vị trí này còn được hưởng đầy đủ phúc lợi như bảo hiểm, thưởng KPI, phụ cấp, chế độ đào tạo chuyên môn và các chính sách chăm sóc nhân sự nội bộ.

Mức lương trung bình theo khu vực:

Khu vực

Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME)

Tập đoàn, công ty lớn

TP.HCM

18 – 25 triệu đồng/tháng

30 – 50 triệu đồng/tháng

Hà Nội

17 – 23 triệu đồng/tháng

28 – 45 triệu đồng/tháng

Tỉnh/thành khác

15 – 20 triệu đồng/tháng

25 – 35 triệu đồng/tháng

Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập:

  • Quy mô doanh nghiệp: Doanh nghiệp càng lớn, ngân sách trả cho vị trí quản lý càng cao.
  • Kinh nghiệm & năng lực chuyên môn: Người có kinh nghiệm >5 năm, từng làm tại các hệ thống HR chuẩn quốc tế sẽ có lợi thế đàm phán lương.
  • Ngành nghề: Các ngành có yêu cầu nhân sự đặc thù như sản xuất, logistics, FMCG thường trả cao hơn khối văn phòng thông thường.
  • Vị trí địa lý: Thu nhập ở TP.HCM, Hà Nội luôn nhỉnh hơn các tỉnh thành do chi phí sinh hoạt và mặt bằng cạnh tranh cao.
  • Chính sách phúc lợi nội bộ: Một số doanh nghiệp còn có chế độ cổ phần, thưởng cuối năm, du lịch – đào tạo nâng cao, tạo nên tổng thu nhập hấp dẫn hơn nhiều so với mức lương công khai.

>>> XEM THÊM: NHÂN VIÊN HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ LÀ GÌ? HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ LÀ LÀM GÌ?

5. Làm sao để trở thành trưởng phòng nhân sự giỏi? 

Ảnh minh họa
HR giỏi là người biết học hỏi từ gốc, rèn kỹ năng và dẫn dắt đội nhóm.

Không có con đường tắt để trở thành một trưởng phòng hành chính nhân sự xuất sắc. Đây là hành trình dài hạn đòi hỏi sự kiên trì, tích lũy kinh nghiệm thực tế và liên tục nâng cao chuyên môn. Dưới đây là lộ trình phát triển nghề nghiệp và những lời khuyên thực tế từ các chuyên gia nhân sự lâu năm.

5.1 Hành trình nghề nghiệp từ chuyên viên đến quản lý

Hầu hết các trưởng phòng nhân sự đều bắt đầu từ những vị trí chuyên viên như:

  • Chuyên viên tuyển dụng
  • Chuyên viên đào tạo
  • Chuyên viên C&B (lương thưởng – phúc lợi)
  • HR Generalist (nhân sự tổng hợp)

Sau 2–3 năm, khi đã nắm vững các mảng nghiệp vụ và thể hiện được năng lực quản lý nhóm, bạn có thể được đề bạt làm trưởng nhóm (HR Team Leader), sau đó là phó phòng nhân sự, rồi đến trưởng phòng.

Trong giai đoạn này, bạn cần thể hiện sự chủ động, tinh thần trách nhiệm, khả năng phối hợp đa chiều và tư duy quản trị nhân sự gắn với mục tiêu phát triển doanh nghiệp.

>>> XEM THÊM: NHÂN VIÊN HBR THAM GIA TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ HIỆU QUẢ THỜI 4.0

5.2 Lời khuyên thực tế từ chuyên gia HR

  1. Học từ công việc nhỏ nhất: Hiểu sâu các nghiệp vụ hành chính – nhân sự cơ bản sẽ là nền tảng vững chắc để quản lý sau này.
  2. Luôn cập nhật xu hướng HR mới: Công nghệ, luật lao động, mô hình HRBP, quản trị nhân tài... luôn thay đổi. Người lãnh đạo giỏi cần cập nhật và thích nghi nhanh chóng.
  3. Rèn kỹ năng mềm từ sớm: Giao tiếp, quản lý cảm xúc, thuyết phục, tư duy phản biện – đây là những yếu tố giúp bạn tạo ảnh hưởng tích cực lên đội nhóm và lãnh đạo cấp cao.
  4. Tìm mentor trong nghề: Theo học hoặc làm việc dưới sự hướng dẫn của một HR Manager giỏi sẽ giúp bạn rút ngắn lộ trình phát triển và tránh những sai lầm phổ biến.
  5. Tham gia mạng lưới nghề nghiệp: Các hội thảo HR, diễn đàn nghề nghiệp và nền tảng như HBR Careers là nơi bạn có thể mở rộng kết nối, học hỏi và nắm bắt cơ hội việc làm chất lượng.

Qua bài viết trên, HBR Careers hy vọng rằng bạn đã hiểu rõ mô tả công việc trưởng phòng hành chính nhân sự cũng như những kỹ năng và lộ trình cần thiết để phát triển sự nghiệp. Nếu bạn đang tìm kiếm cơ hội phù hợp, đừng ngần ngại khám phá các vị trí hấp dẫn tại HBR Careers ngay hôm nay.


Bài viết khác

Hỗ trợ trực tuyến