TRANG PHỤC ĐI PHỎNG VẤN ẤN TƯỢNG GHI ĐIỂM TRONG MẮT NHÀ TUYỂN DỤNG

Bạn đang bối rối không biết nên mặc gì khi đi phỏng vấn để tạo ấn tượng tốt? Diện mạo chỉn chu chính là bước đầu ghi điểm với nhà tuyển dụng. Cùng HBR Careers khám phá những nguyên tắc chọn trang phục đi phỏng vấn chuyên nghiệp và chuẩn mực trong bài viết dưới đây!

1. Đi phỏng vấn mặc gì? Tiêu chí chọn trang phục đi phỏng vấn lịch sự, ấn tượng?

Bạn có thể chuẩn bị kỹ càng về kiến thức, kỹ năng, nhưng nếu trang phục không phù hợp, hình ảnh đầu tiên sẽ dễ đánh mất thiện cảm. Vậy đi phỏng vấn mặc gì để tạo ấn tượng tốt? Dưới đây là 6 tiêu chí quan trọng giúp bạn chọn trang phục thật chỉn chu:

1.1 Phù hợp với vị trí và văn hóa công ty

Ảnh minh họa
Lựa chọn trang hợp phù hợp với văn hóa công ty / vị trí làm việc

Trước khi chọn trang phục, hãy tìm hiểu kỹ ngành nghề và văn hóa doanh nghiệp mà bạn đang ứng tuyển. 

Ví dụ, môi trường ngân hàng hay hành chính yêu cầu trang phục nghiêm túc, tối màu. Ngược lại, các công ty sáng tạo như startup hoặc agency thường linh hoạt, năng động hơn. Việc ăn mặc phù hợp chứng tỏ bạn là người tinh tế và chuyên nghiệp.

1.2 Trang phục gọn gàng, sạch sẽ

Dù bạn mặc gì, hãy chắc chắn rằng quần áo được chỉnh chủ, là phẳng, không bị xù lông hay nhăn nhúm. Trang phục cần sạch sẽ, có mùi dễ chịu. Một bộ đồ gọn gàng sẽ giúp bạn tạo cảm giác chỉnh chu, có chuẩn bị và đáng tin cậy.

>>> XEM THÊM: INTERVIEW LÀ GÌ? BÍ KÍP PHỎNG VẤN HIỆU QUẢ MỌI ỨNG VIÊN PHẢI BIẾT

1.3 Màu sắc và họa tiết trang nhã

Ưu tiên trang phục màu trung tính như trắng, đen, xám, navy hoặc be. Những gam màu này giúp bạn trông chuyên nghiệp và dễ phối hợp phụ kiện. Tránh chọn họa tiết lớn, màu sắc quá chói hoặc phản cảm. Nếu muốn tạo điểm nhấn, bạn có thể chọn họa tiết nhỏ hoặc các đường cắt tinh tế.

1.4 Kiểu dáng phù hợp và lịch sự

Ảnh minh họa
Trang phục phù hợp với vóc dáng và độ tuổi giúp ứng viên ghi điểm cao với nhà tuyển dụng 

Trang phục cần có form dáng vừa vặn với cơ thể – không quá bó sát, cũng không quá rộng. Với nữ, váy hoặc đầm nên có độ dài ngang gối, cổ áo không quá sâu. Với nam, nên tránh mặc áo thun hay quần short. Một bộ quần áo đứng dáng sẽ giúp bạn thể hiện sự nghiêm túc và lịch sự.

1.5 Phù hợp vóc dáng và độ tuổi

Chọn trang phục đúng với độ tuổi sẽ giúp bạn ghi điểm cao hơn. Tránh mặc đồ quá trẻ trung khi bạn ứng tuyển vị trí quản lý, và ngược lại, đừng chọn đồ quá già dặn nếu bạn là sinh viên mới ra trường. Ngoài ra, nếu bạn có thân hình đặc biệt, hãy ưu tiên những chất liệu và kiểu dáng tôn dáng và tạo sự tự tin khi di chuyển.

1.6 Kết hợp phụ kiện đơn giản và giày dép phù hợp

Phụ kiện như đồng hồ, vòng tay, khuyên tai… nên dùng tối giản. Tránh đeo quá nhiều phụ kiện rườm rà dễ gây rối mắt. Về giày dép, bạn nên chọn giày sạch sẽ, cùng tone màu với trang phục. Với nữ, giày cao gót nên thấp từ 3–5cm để dễ di chuyển. Với nam, giày tây hoặc sneaker da tối màu sẽ tạo sự chỉn chu.

>>> XEM THÊM: CÁCH VIẾT SỞ THÍCH TRONG CV NỔI BẬT, THỂ HIỆN CÁ TÍNH BẢN THÂN

2. Cách chọn trang phục phỏng vấn cho nam và nữ

Ảnh minh họa
Ưu tiên các trang phục đơn giản như sơ mi và quần âu ở cả nam và nữ

Trang phục không chỉ là lớp vỏ bọc bên ngoài mà còn phản ánh thái độ và sự nghiêm túc của bạn với vị trí ứng tuyển. Dưới đây là gợi ý chi tiết dành riêng cho cả nam và nữ để giúp bạn trả lời câu hỏi “Đi phỏng vấn mặc gì?” một cách dễ dàng.

2.1 Trang phục đi phỏng vấn cho nữ 

Khi chuẩn bị trang phục phỏng vấn, nữ giới nên ưu tiên lựa chọn trang phục lịch sự, kín đáo và phù hợp với ngành nghề ứng tuyển. Dưới đây là một số gợi ý cụ thể:

  • Áo sơ mi hoặc blouse phối với quần âu hoặc chân váy dài qua gối là lựa chọn phổ biến, thể hiện sự nghiêm túc và chuyên nghiệp.
  • Bộ vest hoặc đầm liền thân màu trung tính như đen, trắng, be hoặc navy giúp tạo vẻ ngoài chỉn chu, nhã nhặn.
  • Giày cao gót nên chọn loại thấp (3–5cm), mũi nhọn hoặc tròn, màu tối để dễ phối đồ. Tránh tuyệt đối các loại dép lê, dép xỏ ngón hay giày lấp lánh, quá cầu kỳ.
  • Phụ kiện nên giữ ở mức tối giản: đồng hồ dây mảnh, khuyên tai nhỏ hoặc vòng cổ đơn sắc. Tránh đeo nhiều món cùng lúc hoặc đồ quá rực rỡ.
  • Trang điểm nhẹ nhàng với tone cam đất, hồng nude hoặc son đỏ trầm sẽ giúp gương mặt tươi tắn, thể hiện sự chỉn chu nhưng vẫn gần gũi.

Đặc biệt, hãy chọn trang phục phù hợp với môi trường doanh nghiệp. Với các công ty nước ngoài hoặc có quy chuẩn nghiêm khắc, bạn nên ưu tiên bộ suit, sơ mi trắng – chân váy – giày để thể hiện tác phong chuyên nghiệp.

>>> XEM THÊM: MẪU CV MARKETING CHUYÊN NGHIỆP, THU HÚT NHÀ TUYỂN DỤNG

2.2 Trang phục đi phỏng vấn cho Nam 

Nam giới thường có ít lựa chọn hơn, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn có thể xuề xòa. Một vài gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn định hình phong cách phù hợp trong buổi phỏng vấn:

  • Áo sơ mi trắng hoặc xanh nhạt luôn là lựa chọn an toàn. Bạn có thể kết hợp với quần âu tối màu để tạo sự lịch lãm, gọn gàng.
  • Trong môi trường trang trọng, nên mặc comple (suit) hoặc thêm cà vạt. Lưu ý chọn cà vạt có màu trung tính, đồng bộ với áo sơ mi.
  • Với môi trường startup, sáng tạo, bạn có thể chọn áo polo cổ bẻ hoặc sơ mi ngắn tay, phối với quần kaki hoặc quần tây màu trung tính.
  • Giày da màu đen hoặc nâu sẫm là lựa chọn lý tưởng. Tránh giày thể thao màu sặc sỡ, sandal hoặc dép.
  • Phụ kiện như đồng hồ, thắt lưng cũng cần phù hợp. Nên chọn thắt lưng da đơn giản, mặt nhỏ gọn. Tránh đeo quá nhiều vòng tay, nhẫn hay các phụ kiện cá tính.

Nếu chọn mặc quần jean, bạn nên đảm bảo đó là quần jean trơn, màu tối, không rách hoặc cắt xẻ, nhằm giữ được vẻ ngoài lịch sự nhưng vẫn trẻ trung, năng động.

CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP TẠI HBR HOLDING 

Ảnh minh họa

Nếu bạn đang tìm kiếm một nơi để phát triển sự nghiệp lâu dài, HBR Careers là lựa chọn lý tưởng. Tại đây, văn hóa học tập được đề cao với các chương trình đào tạo nội bộ, workshop thực tiễn và mentoring từ chuyên gia.

Ứng viên sẽ được tham gia các dự án thử thách, có lộ trình thăng tiến rõ ràng cùng chính sách đãi ngộ xứng đáng. Mỗi cá nhân tại HBR đều có cơ hội nâng tầm năng lực và bứt phá giới hạn bản thân.

👉 KHÁM PHÁ NGAY CƠ HỘI TẠI HBR CAREERS: HTTPS://CAREERS.HBR.EDU.VN/

HBR – TRẢI THẢM ĐỎ, ĐÓN NHÂN TÀI!

3. Những lỗi trang phục thường gặp cần tránh

Ảnh minh họa
Tránh các trang phục hở hang, không chỉnh chu

3.1 Những lỗi chọn trang phục cho nữ

Nhiều ứng viên nữ vì muốn tạo ấn tượng đã vô tình lựa chọn trang phục hoặc cách phối đồ thiếu phù hợp. Dưới đây là các lỗi phổ biến nhất:

  • Trang phục quá hở hoặc bó sát: Váy ngắn trên gối, áo cổ sâu hay đầm body ôm sát cơ thể không phù hợp với môi trường chuyên nghiệp. Những lựa chọn này dễ khiến nhà tuyển dụng cảm thấy thiếu thiện cảm, thậm chí mất điểm ngay từ ánh nhìn đầu tiên.
  • Màu sắc quá chói, họa tiết cầu kỳ: Cam, đỏ rực, vàng neon hay váy áo hoa sặc sỡ đều không nên xuất hiện trong buổi phỏng vấn. Những màu sắc trung tính như đen, trắng, xám, navy sẽ giúp bạn tạo cảm giác điềm tĩnh và đáng tin hơn.
  • Trang điểm đậm: Lớp trang điểm đậm hoặc quá nhiều phụ kiện khiến vẻ ngoài trở nên nặng nề, thiếu sự thanh lịch cần có. Ưu tiên phong cách nhẹ nhàng, tự nhiên sẽ giúp bạn tạo được thiện cảm.
  • Giày cao gót quá cao: Giày gót nhọn trên 10cm dễ gây khó khăn trong việc di chuyển, khiến bạn mất tự nhiên trong ánh mắt nhà tuyển dụng. Hãy ưu tiên giày bít mũi thấp hoặc giày đế vuông nhẹ nhàng.
  • Phụ kiện rườm rà: Đeo quá nhiều trang sức, khuyên tai, vòng cổ bản lớn có thể gây rối mắt và phân tán sự chú ý. Thay vào đó, hãy chọn một điểm nhấn nhỏ – đủ để thanh lịch mà không phô trương.
  • Xịt nước hoa nồng nặc: Một mùi hương nhẹ nhàng sẽ giúp bạn dễ tạo cảm tình. Nhưng nếu quá nồng, nó có thể gây khó chịu trong không gian kín, làm giảm điểm chuyên nghiệp.

3.2 Lỗi phối đồ cho nam 

Nam giới cũng không ít lần mất điểm vì những lỗi tưởng chừng nhỏ nhặt, nhưng lại để lại ấn tượng xấu trong mắt nhà tuyển dụng:

  • Mặc đồ quá cũ hoặc bạc màu: Áo sơ mi ố vàng, quần âu sờn vải, comple lỗi thời… đều có thể khiến bạn bị đánh giá là thiếu quan tâm đến hình ảnh cá nhân.
  • Không là ủi trang phục: Áo quần nhăn nhúm, lưng áo gập nếp, tay áo lệch vạt khiến bạn trông thiếu chuyên nghiệp dù trang phục đúng quy chuẩn.
  • Luộm thuộm, thiếu chỉn chu: Đầu tóc bù xù, móng tay dài bẩn, râu ria không cạo… là những chi tiết nhỏ nhưng nhà tuyển dụng cực kỳ để ý. Chúng thể hiện thái độ sơ suất và thiếu nghiêm túc với buổi phỏng vấn.
  • Mặc đồ quá thường ngày: Quần short, áo thun, quần jean rách – dù mang lại sự trẻ trung – nhưng không nên xuất hiện trong không gian phỏng vấn. Nếu công ty có văn hóa cởi mở, bạn vẫn nên chọn phiên bản "gọn gàng – tinh tế – năng động" để thể hiện sự tôn trọng.
  • Bỏ qua phụ kiện cơ bản: Thiếu đồng hồ, dây lưng hoặc phối màu không ăn nhập giữa các chi tiết sẽ khiến tổng thể thiếu liên kết. Hãy chọn cà vạt đơn sắc, đồng hồ dây da và thắt lưng tối màu để hoàn thiện hình ảnh.

>>> XEM THÊM: INTERN MARKETING LÀ GÌ? BÍ KÍP THỰC TẬP VÀ LỘ TRÌNH THĂNG TIẾN

4. Mẹo ghi điểm với trang phục phỏng vấn 

Một bộ trang phục chỉn chu chưa đủ – cách bạn phối đồ, lựa chọn phù hợp với bối cảnh và cá tính mới chính là yếu tố tạo nên sự khác biệt. Dưới đây là những mẹo hữu ích giúp bạn ghi điểm tuyệt đối với nhà tuyển dụng ngay từ cái nhìn đầu tiên:

4.1 Cách mix đồ hài hòa, lịch sự nhưng vẫn nổi bật  

Ảnh minh họa
Lựa chọn trang phục màu trung tính tạo cảm giác thanh lịch và dễ chịu

Hãy ưu tiên các gam màu trung tính như trắng – đen, be – nâu, xám – navy để tạo cảm giác thanh lịch, dễ chịu. Tuy nhiên, bạn có thể kết hợp một món phụ kiện nhỏ hoặc màu sắc nhấn nhẹ như khăn cổ, caravat, thắt lưng… để bộ trang phục không bị “một màu”. Đừng phối quá 3 tone màu cùng lúc, tránh gây rối mắt hoặc thiếu nhất quán.

Hạn chế họa tiết lớn hoặc in chữ nổi bật là lỗi dễ gặp nhất ở các bạn trẻ khi chọn đồ cá tính. Nếu muốn có họa tiết, hãy chọn dạng kẻ sọc nhỏ, chấm bi mờ hoặc họa tiết chìm nhẹ nhàng.

4.2 Chọn outfit theo lứa tuổi và tính cách 

  • Nếu bạn còn là sinh viên hoặc mới ra trường, hãy chọn các bộ đồ có thiết kế trẻ trung nhưng lịch sự như sơ mi đơn sắc, quần vải tối màu, giày bít mũi hoặc sneaker trắng đơn giản.
  • Với ứng viên trung niên, nên ưu tiên bộ vest tối màu, giày da cổ điển, phụ kiện trung tính.
  • Nếu bạn thuộc tuýp năng động, sáng tạo, có thể chọn áo sơ mi linen sáng màu, phối cùng quần kaki và giày lười – miễn là đảm bảo tổng thể hài hòa, gọn gàng.

Dù cá tính thế nào, vẫn cần ưu tiên sự chuyên nghiệp. Trang phục không nên quá “phô diễn cá nhân” hoặc quá thời trang khi đi phỏng vấn.

4.3 Giao tiếp tự tin, phối hợp hình ảnh tổng thể 

Một bộ trang phục phù hợp sẽ càng tỏa sáng hơn khi đi kèm với tư thế tự tin, ánh mắt thân thiện và phong thái chuyên nghiệp. Tác phong chậm rãi, ánh mắt tập trung, lời nói rõ ràng – tất cả góp phần “nâng tầm” outfit bạn mặc.

Ngoài ra, bạn cần lưu ý:

  • Không mặc đồ quá cũ hoặc bạc màu – điều này có thể khiến bạn bị đánh giá là thiếu đầu tư cho buổi phỏng vấn.
  • Không mang giày cao gót quá cao (nữ) hoặc giày thể thao bụi bặm (nam) – nên chọn giày phù hợp với phong cách tổng thể và dễ di chuyển.
  • Tránh mặc áo thun hoặc quần jean rách, trừ khi bạn chắc chắn văn hóa doanh nghiệp đó rất trẻ trung, thoải mái.

4.4 Mặc gì để phù hợp văn hóa công ty? 

Tìm hiểu trước phong cách ăn mặc của nhân sự công ty là bước không thể thiếu. Bạn có thể xem trang Facebook/LinkedIn hoặc ảnh sự kiện của họ để “bắt sóng” phong cách chung.

  • Với môi trường doanh nghiệp truyền thống (tài chính, luật, hành chính): ưu tiên vest, sơ mi, quần âu, chân váy dài.
  • Với startup, agency: có thể chọn phong cách thoải mái hơn như áo polo, áo sơ mi không cà vạt, quần kaki… nhưng vẫn phải gọn gàng – chỉn chu.

>>> XEM THÊM: CÁCH VIẾT EMAIL XIN THỰC TẬP NẮM CHẮC CƠ HỘI THÀNH CÔNG

6. FAQS: Giải đáp những câu hỏi về trang phục phỏng vấn 

Nếu bạn vẫn đang phân vân không biết nên mặc gì hay tránh gì khi đi phỏng vấn, phần hỏi – đáp dưới đây sẽ giúp bạn giải tỏa băn khoăn với những lời khuyên thực tế, dễ áp dụng.

6.1 Có nên mặc áo thun hoặc quần jean khi đi phỏng vấn?

Không nên, trừ khi bạn ứng tuyển vào môi trường sáng tạo, năng động như công ty startup, truyền thông, agency… Ngay cả khi mặc áo thun, hãy đảm bảo đó là áo có cổ, màu trung tính, không hình in. Nếu chọn quần jean, nên là jean trơn, form đứng, không rách và phối cùng sơ mi để tạo sự lịch sự.

6.2 Có nên mặc váy khi đi phỏng vấn không?

Có, nếu bạn chọn kiểu váy đơn giản, dài qua gối, không ôm sát hay xẻ cao. Váy nên có tone màu nền nã như be, xám, xanh than… và có thể phối cùng sơ mi hoặc blazer để tăng độ chỉn chu. Tránh tuyệt đối váy ngắn, lòe loẹt hoặc thiết kế rườm rà.

6.3 Sinh viên mới ra trường nên mặc gì khi đi phỏng vấn?

Bạn nên chọn áo sơ mi sáng màu, phối cùng quần âu hoặc chân váy dài, kèm giày bít mũi thấp hoặc sneaker trắng tối giản (nếu công ty cho phép). Tổng thể nên lịch sự, gọn gàng và phù hợp lứa tuổi. Hạn chế mặc đồ học đường (áo phông, quần jean rách, balo thể thao).

6.4 Nam làm trong ngành sáng tạo có cần mặc vest khi phỏng vấn?

Không bắt buộc, nhưng nên chọn trang phục thể hiện cá tính mà vẫn tôn trọng không gian phỏng vấn. Có thể chọn sơ mi phối với quần kaki, áo polo kèm blazer nhẹ. Tránh vest quá cứng nhắc, nhưng cũng không xuề xòa như áo thun – quần short – giày sneaker sặc sỡ.

6.5 Phỏng vấn online nên mặc gì? Trang phục khi đi phỏng vấn xin việc cho nữ có khác offline không?

Có một chút khác biệt. Khi phỏng vấn online, bạn nên chọn trang phục sáng màu, ít nhăn, không phản chiếu ánh sáng. Tập trung vào phần thân trên (áo sơ mi, áo blouse, blazer nhẹ). Đừng mặc áo ngủ, áo in hình hoặc đồ quá thoải mái – nhà tuyển dụng vẫn sẽ đánh giá bạn dựa trên thần thái và cách bạn xuất hiện qua màn hình.

>>> XEM THÊM: THỰC TẬP SINH MARKETING - MỨC THU NHẬP CỦA VỊ TRÍ NÀY LÀ BAO NHIÊU?

HBR Careers hy vọng rằng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn tự tin hơn khi lựa chọn trang phục đi phỏng vấn phù hợp và ghi điểm tuyệt đối với nhà tuyển dụng. Chúc bạn sớm chinh phục được công việc mơ ước. Đừng quên theo dõi HBR Careers để cập nhật thêm nhiều bí quyết ứng tuyển hiệu quả!

👉 SẴN SÀNG CHO MỘT HÀNH TRÌNH SỰ NGHIỆP ĐÁNG TỰ HÀO? ỨNG TUYỂN NGAY TẠI HBR CAREERS – NƠI TRAO CƠ HỘI, MỞ LỐI THÀNH CÔNG!


Bài viết khác

Hỗ trợ trực tuyến