INTERN MARKETING LÀ GÌ? BÍ KÍP THỰC TẬP VÀ LỘ TRÌNH THĂNG TIẾN

Bạn đang băn khoăn intern marketing là gì? Có phải chỉ đơn giản là pha trà, rót nước hay chạy việc vặt cho phòng marketing? Thực tế, intern marketing là bước khởi đầu chiến lược cho lộ trình nghề nghiệp đầy tiềm năng. 

Từ kỹ năng cần chuẩn bị, cơ hội phát triển đến cách viết CV nổi bật – tất cả sẽ được giải mã rõ ràng trong bài viết dưới đây. Cùng HBR khám phá bí kíp thực tập marketing giúp bạn tự tin bước vào hành trình sự nghiệp mơ ước!

1. Intern Marketing là gì?  

Ảnh minh họa
Intern Marketing – nền móng vững chắc cho hành trình chuyên nghiệp sau tốt nghiệp

Intern Marketing là gì? Vị trí này còn được gọi là thực tập sinh marketing hay marketing intern, tham gia thực tập tại doanh nghiệp để tích lũy kinh nghiệm làm việc thực tế, đóng vai trò như bước đệm quan trọng trước khi bước vào công việc chính thức.

Thông thường, thời gian thực tập kéo dài từ 3 đến 6 tháng, theo hai hình thức: full-time (toàn thời gian) hoặc part-time (bán thời gian), tùy theo lịch học hoặc thỏa thuận với doanh nghiệp. Trong giai đoạn này, thực tập sinh sẽ được giao nhiệm vụ cụ thể, tiếp xúc với quy trình làm việc thực tế và từng bước xây dựng nền tảng kỹ năng chuyên môn cần thiết cho nghề nghiệp tương lai.

Không giống như các vị trí thực tập hành chính hay hỗ trợ kỹ thuật, intern marketing thường yêu cầu sự sáng tạo, tư duy chiến lược và khả năng quan sát thị trường. Công việc thường xoay quanh việc hỗ trợ triển khai chiến dịch, quản lý nội dung số, tương tác với khách hàng hoặc đo lường hiệu quả truyền thông.

>>> XEM THÊM: CÁCH VIẾT EMAIL XIN THỰC TẬP NẮM CHẮC CƠ HỘI THÀNH CÔNG

2. Intern Marketing đóng góp gì cho doanh nghiệp? Vai trò và cơ hội không nên bỏ lỡ 

Ảnh minh họa
Intern Marketing – bước đệm quan trọng để khởi đầu sự nghiệp chuyên nghiệp

Intern marketing đóng vai trò như “bàn đạp” đầu tiên giúp sinh viên tiếp cận môi trường làm việc thực tế trong ngành marketing.  

Bên cạnh trải nghiệm chuyên môn, vị trí này còn là cơ hội để thể hiện năng lực với nhà tuyển dụng intern marketing. Nhiều intern marketing nếu làm tốt sẽ được giữ lại làm nhân viên chính thức hoặc mở rộng cơ hội việc làm tại các công ty lớn. Đây là bước đi cần thiết nếu bạn muốn theo đuổi sự nghiệp marketing bài bản và dài hạn.

3. Mô tả công việc của Intern Marketing 

Intern marketing là vị trí thực tập năng động, đóng vai trò hỗ trợ các hoạt động cốt lõi trong phòng marketing. Công việc của thực tập sinh không giới hạn ở hành chính đơn thuần mà trải dài từ nghiên cứu thị trường, sản xuất nội dung đến triển khai chiến dịch và phân tích hiệu quả. Đây là nền tảng thực tiễn quan trọng để xây dựng một CV marketing intern chuyên nghiệp và cạnh tranh hơn trên thị trường tuyển intern marketing.

Một số nhiệm vụ phổ biến của intern marketing gồm:

  • Hỗ trợ thu thập và phân tích thông tin thị trường, hành vi khách hàng, đối thủ cạnh tranh
  • Tham gia xây dựng, sáng tạo nội dung, thiết kế hình ảnh, video cho fanpage, website, email, bài quảng cáo
  • Phối hợp tổ chức các chiến dịch truyền thông, sự kiện marketing
  • Quản lý và cập nhật các kênh digital như Facebook, Instagram, TikTok
  • Hỗ trợ đo lường hiệu quả chiến dịch và lập báo cáo kết quả
  • Hỗ trợ các công việc khác của phòng Marketing như: soạn thảo văn bản, biên tập nội dung, quản lý tài liệu, liên hệ làm việc với KOL/KOC, hỗ trợ tổ chức sự kiện….

Tùy theo quy mô doanh nghiệp và định hướng đào tạo, intern có thể được giao những đầu việc chuyên sâu hơn, góp phần tạo dấu ấn rõ rệt trong quá trình thực tập.

>>> XEM THÊM:  THỰC TẬP SINH MARKETING - MỨC THU NHẬP CỦA VỊ TRÍ NÀY LÀ BAO NHIÊU?

4. Kỹ năng và yêu cầu để trở thành Intern Marketing 

Để ứng tuyển thành công vị trí Intern Marketing, bạn không cần sở hữu kinh nghiệm dày dặn, nhưng bắt buộc phải có nền tảng kiến thức vững, kỹ năng thực hành cơ bản và tinh thần chủ động trong công việc.  

4.1 Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức

Ảnh minh họa
Chưa cần kinh nghiệm, nhưng kiến thức nền và thái độ cầu tiến là bắt buộc

Bằng cấp: Ưu tiên sinh viên năm cuối hoặc người mới tốt nghiệp các ngành Marketing, Truyền thông, Báo chí, Quản trị kinh doanh… Tuy nhiên, nếu bạn thuộc khối ngành khác nhưng có chứng chỉ liên quan, kiến thức nền và thái độ học hỏi cầu tiến, vẫn có thể được cân nhắc ứng tuyển.

Kiến thức cần có:

  • Nắm chắc kiến thức cơ bản về marketing: mô hình 4Ps, phân tích SWOT, nghiên cứu thị trường, hành vi người tiêu dùng, phân khúc và định vị thương hiệu.
  • Hiểu các kênh Digital Marketing như Facebook, TikTok, Website, Google và các nền tảng quảng cáo phổ biến.
  • Biết cập nhật xu hướng mới trong ngành như content dạng ngắn, viral trends, công cụ AI hỗ trợ sáng tạo nội dung…

>>> XEM THÊM:  TUYỂN DỤNG CHUYÊN VIÊN MARKETING? TIÊU CHUẨN & MẸO ỨNG TUYỂN

4.2 Yêu cầu về kỹ năng và tố chất cá nhân

Ảnh minh họa

Trang bị kỹ năng đúng chuẩn – bước đệm để intern marketing tỏa sáng

Tinh thần ham học hỏi: Marketing thay đổi từng ngày. Vì thế, thái độ cầu tiến, dám thử, dám sửa, dám tiếp thu là “điểm cộng” bắt buộc. 

Kỹ năng phân tích cơ bản: Bạn cần nắm được các công cụ phổ biến như Google Analytics, Meta Business Suite hoặc Google Ads. Không cần chuyên sâu, nhưng cần hiểu các chỉ số cơ bản như CTR, chuyển đổi, tương tác để hỗ trợ đánh giá hiệu quả chiến dịch.

Kỹ năng thiết kế: Bạn cần biết sử dụng cơ bản các công cụ như Canva, Photoshop, CapCut để phục vụ các đầu việc như bài đăng mạng xã hội, story, brochure, v.v.

Kỹ năng viết và sáng tạo nội dung: Bạn cần biết viết caption, bài PR, mô tả sản phẩm hoặc kịch bản video ngắn. Cách viết cần phù hợp với tùy từng nền tảng.

Sử dụng thành thạo phần mềm hỗ trợ công việc: Google Docs - Sheets, Trello, Notion, Canva, email marketing… là những công cụ phổ biến bạn cần biết để làm việc hiệu quả trong team, quản lý đầu việc, hoặc gửi báo cáo định kỳ.

Tư duy sáng tạo và chủ động trong công việc: Dù chưa có kinh nghiệm, bạn hoàn toàn có thể gây ấn tượng bằng những góc nhìn mới mẻ, đề xuất ý tưởng bắt trend, xử lý vấn đề linh hoạt. 

Việc chủ động nhận việc, chủ động cập nhật và đề xuất sẽ giúp bạn học nhanh hơn và tạo dựng được niềm tin với cấp trên – tiền đề để được giữ lại làm nhân viên chính thức.

5. Cơ hội nghề nghiệp và lộ trình thăng tiến của Intern Marketing

Ảnh minh họa
Từ thực tập sinh đến quản lý – hành trình bắt đầu từ cơ hội nhỏ

Intern marketing có thể làm việc tại nhiều môi trường khác nhau như doanh nghiệp thương mại, giáo dục, công nghệ hay agency truyền thông. Mỗi nơi mang đến trải nghiệm thực tế đa dạng, giúp thực tập sinh rèn luyện kỹ năng và xây dựng nền tảng chuyên môn vững vàng.

Về lộ trình phát triển, intern marketing là điểm khởi đầu để bạn học hỏi từ các công việc thực tập. Nếu thể hiện tốt, bạn có thể được giữ lại làm nhân viên chính thức và đảm nhận những công việc chuyên sâu hơn.

Từ nền tảng đó, bạn có thể tiến xa hơn lên các vị trí như Senior Marketing, Team Leader hoặc Brand Manager trong vòng vài năm. Bắt đầu từ intern là cách thiết thực để xây dựng lộ trình phát triển bền vững trong ngành marketing.

Bạn đang tìm kiếm một môi trường làm việc giàu cơ hội học hỏi và phát triển thực sự?

Nhân sự tại HBR được tham gia các khóa học nâng cao kiến thức

Trong quá trình xây dựng sự nghiệp, môi trường làm việc là yếu tố then chốt định hình tư duy và tốc độ phát triển của mỗi người. Tại HBR Careers, thuộc hệ sinh thái HBR Holdings, văn hóa học tập – phát triển liên tục là giá trị được đề cao hàng đầu.

Với định hướng xây dựng Learning Culture rõ nét, mỗi thành viên tại HBR đều được khuyến khích học hỏi không ngừng, liên tục nâng cao tư duy và năng lực chuyên môn. Văn hóa đội nhóm cởi mở, tôn trọng sự phát triển cá nhân chính là nền tảng để mỗi người từng bước chinh phục mục tiêu nghề nghiệp của riêng mình.

Tại đây, nhân sự được tạo điều kiện để tiếp xúc với những tư duy quản trị hiện đại, làm việc cùng các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong và ngoài nước, từng bước hình thành năng lực lãnh đạo và định hướng sự nghiệp bài bản. Thành công tại HBR được định nghĩa bằng sự thành công của mỗi cá nhân trong chính hành trình nghề nghiệp của họ.

6. Cách viết CV Intern Marketing gây ấn tượng với nhà tuyển dụng 

Ảnh minh họa
7 gợi ý giúp viết CV Intern Marketing ấn tượng

Một bản CV chỉn chu, phù hợp với vị trí ứng tuyển là yếu tố đầu tiên giúp bạn nổi bật giữa hàng loạt hồ sơ khác. Với vị trí intern marketing, nhà tuyển dụng không yêu cầu quá nhiều kinh nghiệm, nhưng lại đặc biệt chú trọng vào thái độ và sự nghiêm túc trong cách trình bày hồ sơ. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể giúp bạn tạo một CV intern marketing ấn tượng và đúng chuẩn.

6.1 Bố cục cần có trong CV intern marketing

6.1.1. Thông tin cá nhân

Phần đầu tiên cần trình bày đầy đủ và chính xác các thông tin cơ bản sau:

  • Họ tên đầy đủ
  • Ngày tháng năm sinh
  • Số điện thoại liên hệ
  • Địa chỉ email (ưu tiên dùng email chuyên nghiệp)
  • Địa chỉ liên lạc hiện tại

Lưu ý: Tránh dùng email thiếu nghiêm túc hoặc biệt danh cá nhân (ví dụ: cutegirl_99@gmail.com).

6.1.2 Mục tiêu nghề nghiệp

Nêu rõ định hướng ngắn hạn và dài hạn, thể hiện mong muốn học hỏi, phát triển chuyên môn, đồng thời khớp với định hướng tuyển dụng của doanh nghiệp.

Ví dụ:
“Mong muốn tích lũy kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực digital marketing, từ đó phát triển kỹ năng nội dung và hướng đến vị trí nhân viên chính thức trong 1–2 năm tới.”

6.1.3 Trình độ học vấn

Trình bày theo thứ tự thời gian đảo ngược (từ hiện tại đến quá khứ):

  • Tên trường
  • Chuyên ngành
  • Thời gian học
  • GPA (nếu nổi bật)
  • Thành tích học tập (giải thưởng, học bổng, bài nghiên cứu…)

6.1.4 Kinh nghiệm làm việc

Nếu đã từng làm công việc liên quan đến marketing hoặc truyền thông, hãy mô tả:

  • Tên vị trí
  • Tên tổ chức/công ty
  • Thời gian làm việc
  • Các đầu việc chính bạn đảm nhận
  • Kết quả đạt được (số liệu cụ thể nếu có)

Trường hợp chưa có kinh nghiệm làm việc chính thức, bạn có thể thay thế bằng:

  • Dự án học thuật
  • Công việc tình nguyện
  • Vị trí trong CLB, nhóm nghiên cứu

6.1.5 Kỹ năng

Phần kỹ năng cần chia thành 2 nhóm:

  • Kỹ năng mềm: giao tiếp, làm việc nhóm, tư duy phản biện, quản lý thời gian, giải quyết vấn đề
  • Kỹ năng chuyên môn: viết content, sử dụng Canva, biết chỉnh ảnh/video cơ bản, tin học văn phòng, dùng Google Docs, Excel, Meta Ads…

6.1.6 Hoạt động ngoại khóa

Nêu các CLB, chương trình bạn từng tham gia, đặc biệt liên quan đến truyền thông – marketing – kỹ năng mềm.

Ví dụ:

  • Cộng tác viên nội dung cho CLB Truyền thông
  • Tình nguyện viên sự kiện hội thảo sinh viên
  • Thành viên ban media trong một chiến dịch cộng đồng

>>> XEM THÊM: ĐI PHỎNG VẤN MẶC GÌ CHO ĐẸP VÀ TẠO ẤN TƯỢNG VỚI NHÀ TUYỂN DỤNG

6.1.7 Chứng chỉ, giải thưởng

Nếu có chứng chỉ như:

  • Digital Marketing Foundation (Google, Hubspot...)
  • IELTS/TOEIC (nếu môi trường quốc tế)
  • Giải thưởng học thuật hoặc cuộc thi content/marketing

Hãy đưa vào để tăng tính thuyết phục và chuyên nghiệp cho hồ sơ.

6.2 Cách trình bày kinh nghiệm và kỹ năng

Phần kinh nghiệm không nhất thiết phải là công việc trả lương khi bạn chưa có kinh nghiệm. Nếu bạn chưa từng làm chính thức, hãy thay thế bằng các dự án học thuật, hoạt động ngoại khóa, vai trò trong CLB, hoặc các công việc tình nguyện có liên quan.

Mô tả cụ thể:

  • Bạn đã làm gì?
  • Góp phần ra sao trong nhóm?
  • Kết quả hoặc trải nghiệm rút ra?

6.3 Mẫu CV intern marketing tiếng Việt & tiếng Anh

Bạn có thể tham khảo các mẫu CV intern marketing tiếng Việt để làm việc trong nước hoặc mẫu tiếng Anh nếu ứng tuyển vào công ty nước ngoài, công ty đa quốc gia, hoặc môi trường sử dụng tiếng Anh chuyên môn.

Ảnh minh họa
Mẫu CV Intern Marketing tiếng Anh

Ảnh minh họa

Mẫu CV Intern Marketing tiếng Việt

Lưu ý:

  • Dùng tone ngôn ngữ chuyên nghiệp, dễ đọc.
  • Trình bày rõ ràng, hạn chế dùng quá nhiều icon hoặc màu sắc rối mắt.
  • Đặt tên file nghiêm túc (ví dụ: CV_NguyenMinhAnh_InternMarketing.pdf)

Bạn có thể tạo CV online miễn phí qua các nền tảng như Canva, TopCV, Glints hoặc tự thiết kế nếu muốn thể hiện cá tính thương hiệu cá nhân mạnh mẽ hơn.

>>> XEM THÊM: MÔ TẢ CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN MARKETING VÀ NHỮNG KỸ NĂNG CẦN CÓ!

Qua bài viết, HBR Careers đã cung cấp cho bạn cái nhìn toàn diện về vị trí intern marketing. Hy vọng đây sẽ là hành trang hữu ích giúp bạn tự tin ứng tuyển và khởi đầu sự nghiệp marketing một cách chuyên nghiệp. Chúc bạn sớm chinh phục được công việc mơ ước!


Bài viết khác

Hỗ trợ trực tuyến