Bạn từng nghe đến những màn kết hợp “gây sốt” giữa Starbucks và Spotify, hay GoPro và Red Bull? Đó chính là Co-Branding – chiến lược hợp tác thương hiệu giúp cả hai bên cùng thắng lớn. Vậy co-branding là gl? có lợi ích gì và triển khai ra sao để thành công vượt mong đợi?
1. Co - branding là gì?

Co-branding (hợp tác thương hiệu) là chiến lược tiếp thị trong đó hai thương hiệu uy tín cùng liên kết để phát triển một sản phẩm, dịch vụ hoặc chiến dịch chung nhằm tạo ra giá trị mới mà từng thương hiệu riêng lẻ khó có thể đạt được.
Về bản chất, co-branding tận dụng hiệu ứng cộng hưởng để gia tăng độ tin cậy, mở rộng tệp khách hàng và nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu. Khi triển khai hiệu quả, nó giúp đôi bên cùng gia tăng giá trị thương hiệu và thúc đẩy tăng trưởng bền vững trong dài hạn.
Khác với các hình thức liên kết thương hiệu khác như brand partnership (liên minh thương hiệu không đồng phát triển sản phẩm) hay licensing (cấp phép sử dụng thương hiệu), co-branding đòi hỏi sự gắn kết sâu hơn cả về hình ảnh, giá trị cốt lõi và chiến lược tiếp cận thị trường. Thay vì chỉ hợp tác đơn lẻ, co-branding hướng đến sự đồng hành lâu dài và cùng nhau kiến tạo giá trị khác biệt.
>>> XEM THÊM: BRAND MARKETING LÀ GÌ? TÌM CHI TIẾT VỀ MARKETING THƯƠNG HIỆU
2. Lợi ích của co - branding trong kinh doanh hiện đại

Co-branding mang lại nhiều lợi ích chiến lược cho doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh thị trường cạnh tranh khốc liệt và khách hàng ngày càng đòi hỏi trải nghiệm khác biệt. Dưới đây là những giá trị nổi bật mà chiến lược này đem lại:
- Tăng cường năng lực cạnh tranh: Sự kết hợp giữa uy tín, công nghệ, tài chính và kênh phân phối của các bên giúp tạo lợi thế khác biệt rõ rệt trên thị trường.
- Gia tăng độ nhận diện thương hiệu: Co-branding giúp doanh nghiệp tận dụng hệ sinh thái truyền thông của đối tác để tiếp cận nhiều nhóm khách hàng hơn với chi phí tối ưu.
- Mở rộng thị phần, thúc đẩy doanh thu: Khi hai thương hiệu cùng tiếp cận khách hàng mới, sản phẩm co-branding có thể tạo hiệu ứng tò mò, thúc đẩy mua sắm và mở rộng vùng phủ.
- Gia tăng lòng tin người tiêu dùng: Theo Brandchannel, 80% người tiêu dùng sẵn sàng chọn sản phẩm co-branding khi thấy sự xuất hiện của thương hiệu họ tin tưởng.
- Hiệu quả kinh doanh tăng rõ rệt: Forbes ghi nhận doanh nghiệp có thể tăng doanh thu từ 10% đến 30% nhờ hiệu ứng cộng hưởng trong tệp khách hàng và nhận diện thương hiệu.
>>> XEM THÊM: E-MARKETING LÀ GÌ? GIẢI MÃ CHIẾN LƯỢC TIẾP THỊ SỐ THỜI ĐẠI 4.0
Cơ hội phát triển sự nghiệp tại môi trường “co-branding” thực tế – HBR Holdings

Những nguyên tắc làm nên một chiến dịch co-branding thành công từ sự đồng điệu về giá trị, tầm nhìn đến tinh thần hợp tác đôi bên cùng phát triển cũng chính là cốt lõi trong văn hóa doanh nghiệp tại HBR Holdings.
Tại HBR, mỗi thành viên không chỉ là một phần của tổ chức mà còn là “đối tác phát triển” đúng nghĩa. Với định hướng “Learning Culture” văn hóa học tập xuyên suốt, HBR tài trợ các chương trình đào tạo nội bộ chuyên sâu về tư duy, kỹ năng, quản trị, marketing, nhân sự... Đây chính là mô hình co-branding giữa cá nhân – tổ chức trong môi trường thực tế, giúp bạn phát huy tối đa tiềm năng và bứt phá giới hạn bản thân.
Đặc biệt, khi gia nhập HBR Careers, bạn sẽ có cơ hội:
- Làm việc trực tiếp với các chuyên gia hàng đầu trong và ngoài nước như GS. Dave Ulrich, TS. Alok Bharadwaj, TS. Lê Thẩm Dương…
- Trải nghiệm môi trường đề cao tính thực chiến, nơi mỗi dự án là một hành trình co-branding giữa cá nhân và tập thể.
- Tham gia lộ trình phát triển không giới hạn, được đánh giá – tăng lương định kỳ, cùng chính sách tưởng thưởng xứng đáng.
Sẵn sàng để “kết hợp thương hiệu” với một môi trường giàu tri thức, thử thách và cơ hội?
KHÁM PHÁ NGAY CÁC VỊ TRÍ ĐANG TUYỂN DỤNG TẠI HBR CAREERS!
3. Các loại hình co - branding phổ biến

Trong thực tiễn kinh doanh, co-branding không chỉ là một khái niệm chung mà còn bao gồm nhiều mô hình hợp tác cụ thể, mỗi hình thức lại phù hợp với những mục tiêu và điều kiện khác nhau. Dưới đây là bốn loại hình co-branding phổ biến nhất hiện nay:
3.1. Ingredient co-branding - Hợp tác thương hiệu thành phần
Đây là mô hình mà một thương hiệu tích hợp thành phần, nguyên liệu hoặc công nghệ đặc trưng của thương hiệu khác vào sản phẩm của mình nhằm gia tăng giá trị cảm nhận. Hình thức này thường xuất hiện trong ngành thực phẩm, đồ uống hoặc công nghệ nơi một thành phần tạo nên sự khác biệt thực sự.
Ví dụ: Sự hợp tác giữa Betty Crocker và Hershey’s – khi thương hiệu bánh nổi tiếng kết hợp syrup sô cô la của Hershey’s để tạo ra dòng bánh hạnh nhân sô cô la.
Sự cộng hưởng này không chỉ tăng chất lượng sản phẩm mà còn tận dụng sức mạnh và uy tín của cả hai thương hiệu, mang lại lợi ích chung cho cả 2 bên.
3.2. Joint Venture co-branding - Hợp tác thương hiệu liên doanh hoặc hợp tác tổng hợp
Đây là dạng co-branding mà hai hoặc nhiều thương hiệu cùng phát triển một sản phẩm hoặc dịch vụ chung, có thể đầu tư vốn, chia sẻ rủi ro và tạo nên một thương hiệu hoặc dòng sản phẩm hoàn toàn mới.
Ví dụ: Louis Vuitton và BMW đã hợp tác để tạo ra bộ sưu tập hành lý cao cấp riêng cho dòng xe BMW i8 – kết hợp giữa tinh hoa thiết kế thời trang và công nghệ ô tô cao cấp, hướng đến nhóm khách hàng thượng lưu.
>>> XEM THÊM: INTERN MARKETING LÀ GÌ? BÍ KÍP THỰC TẬP VÀ LỘ TRÌNH THĂNG TIẾN
3.3. Same Company co-branding - Hợp tác thương hiệu nội bộ
Áp dụng khi một công ty mẹ sở hữu nhiều thương hiệu con và kết hợp chúng để tạo sản phẩm hoặc chiến dịch marketing chung. Mục tiêu là tận dụng nguồn lực nội bộ, mở rộng phân khúc và tối ưu hóa chi phí truyền thông.
Ví dụ: PepsiCo kết hợp Pepsi và Lay’s trong các chương trình khuyến mãi, giúp đồng thời gia tăng sức mua và gia tăng giá trị tiêu dùng trọn gói cho khách hàng.
3.4. Multi-Sponsor co-branding - Hợp tác thương hiệu với nhiều nhà tài trợ
Đây là hình thức hợp tác giữa nhiều thương hiệu nhằm cùng nhau quảng bá trong một sự kiện lớn, tận dụng sức mạnh tập thể để nâng cao độ phủ truyền thông.
Ví dụ: Trong các sự kiện thể thao tầm cỡ như World Cup, nhiều thương hiệu toàn cầu như Coca-Cola, Visa, McDonald's và Adidas cùng tài trợ, tạo nên hệ sinh thái thương hiệu toàn diện và đồng hành xuyên suốt sự kiện.
Mỗi mô hình co-branding trên đều có ưu – nhược điểm riêng, nhưng nếu được lựa chọn và triển khai đúng cách, chúng đều có thể mang lại giá trị vượt trội cho tất cả các bên tham gia.
4. 7 case study hợp tác thương hiệu gây tiếng vang
Dưới đây là những chiến dịch co-branding điển hình không chỉ tạo dấu ấn sâu sắc trên thị trường mà còn trở thành hình mẫu truyền cảm hứng cho hàng triệu doanh nghiệp trên thế giới.
4.1. GoPro x Red Bull – “Chinh phục giới hạn”

Hai thương hiệu Red Bull và GoPro biểu tượng cho tinh thần phiêu lưu và năng lượng đã cùng nhau tạo nên chuỗi chiến dịch “Stratos” – nơi vận động viên nhảy dù Felix Baumgartner thực hiện cú nhảy từ tầng bình lưu.
GoPro cung cấp thiết bị quay ghi lại khoảnh khắc kỳ vĩ, còn Red Bull tài trợ toàn bộ sự kiện. Sự kết hợp này giúp cả hai thương hiệu định hình lại hình ảnh “mạo hiểm” trong tâm trí người tiêu dùng.
4.2. Nike x Apple – Đồng hành cùng chuyển động
Sự hợp tác giữa gã khổng lồ thể thao và ông trùm công nghệ đã khai sinh dòng sản phẩm Nike và Apple, tiêu biểu là dòng sản phẩm Nike - Ipod phiên bản Nike, đã tạo nên một cuộc cách mạng trong trải nghiệm luyện tập, kết hợp giữa thể thao và công nghệ, âm nhạc và dữ liệu.
Tiếp nối thành công, Apple Watch phiên bản Nike tiếp tục tạo ấn tượng nhờ tích hợp tính năng luyện tập, thiết kế trẻ trung, gắn kết sâu sắc với người dùng yêu thể thao.
Đây là sự hợp tác đầu tiên, đánh dấu bước ngoặt, cho phép người dùng theo dõi quãng đường, tốc độ và lượng calo tiêu thụ, đồng thời thưởng thức ẩm nhạc trong quá trình luyện tập.
4.3. Starbucks x Spotify – Đổi nhạc lấy cà phê

Bắt đầu từ Mỹ, chuỗi cà phê nổi tiếng và nền tảng âm nhạc trực tuyến đã thiết kế trải nghiệm “âm nhạc cá nhân hóa” trong không gian quán.
Khách hàng có thể truy cập playlist Starbucks trên Spotify, đồng thời nhân viên cửa hàng cũng được chọn bài hát yêu thích.
Đây là ví dụ điển hình về co-branding trong lĩnh vực dịch vụ, khi cảm xúc và trải nghiệm người dùng được đặt làm trung tâm.
4.4. BMW x Louis Vuitton – Khi đẳng cấp đồng hành cùng tốc độ
Hai thương hiệu cao cấp bắt tay tạo nên bộ sưu tập hành lý độc quyền dành riêng cho dòng xe BMW i8.
Bộ hành lý được thiết kế vừa khít khoang chứa xe, dùng chất liệu cao cấp carbon sợi và da đồng điệu hoàn hảo giữa hiệu suất và phong cách.
Sự hợp tác này nâng tầm trải nghiệm di chuyển, đồng thời củng cố hình ảnh xa xỉ và đẳng cấp của cả hai bên.
>>> XEM THÊM: MÔ TẢ CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN MARKETING VÀ NHỮNG KỸ NĂNG CẦN CÓ!
4.5. Intel x Dell – Hợp tác âm thầm, hiệu quả bền vững
Đây là mô hình Ingredient Co-Branding tiêu biểu trong ngành công nghệ: Dell tích hợp chip Intel vào máy tính, còn Intel khéo léo truyền thông với khẩu hiệu “Intel Inside”. Dù không ồn ào, chiến lược này đã giúp cả hai thương hiệu khẳng định chất lượng, đồng thời nâng cao lòng tin từ người tiêu dùng toàn cầu.
4.6. Lego x IKEA – Sáng tạo không giới hạn trong không gian sống
Bộ sưu tập BYGGLEK là kết quả hợp tác giữa Lego và IKEA, là dòng sản phẩm vừa kết hợp giữa hộp đựng đồ chơi và công cụ sáng tạo. Phụ huynh và trẻ em có thể cùng xây dựng, chơi và trang trí không gian sống.
Đây là minh chứng cho việc co-branding có thể chạm đến đời sống hằng ngày một cách gần gũi và đầy cảm hứng.
4.7. Van Gogh Museum x Pokémon – Nghệ thuật và văn hóa đại chúng hòa quyện

Một trong những chiến dịch bất ngờ nhất năm 2023, bảo tàng Van Gogh tại Hà Lan kết hợp với Pokémon để tổ chức triển lãm nghệ thuật dành cho giới trẻ và mở rộng giáo dục nghệ thuật.
Các bức tranh nổi tiếng được “biến tấu” với hình ảnh Pikachu, Eevee… khiến lượng khách tăng đột biến. Co-branding ở đây không chỉ tạo giá trị giải trí mà còn mở rộng giáo dục nghệ thuật theo cách mới mẻ, thân thiện.
5. Bài học rút ra từ những chiến dịch co - branding thành công
Nhìn lại các chiến dịch co-branding đình đám, có thể rút ra 4 bài học cốt lõi giúp doanh nghiệp triển khai hợp tác thương hiệu một cách hiệu quả và bền vững:
- Tương thích định vị thương hiệu: Hai bên cần cùng tệp khách hàng hoặc giá trị thương hiệu tương đồng.
- Triển khai sáng tạo – khác biệt: Ý tưởng độc đáo, hình thức bất ngờ sẽ tạo hiệu ứng truyền thông tốt.
- Mục tiêu win-win rõ ràng: Mỗi bên đều cần đạt được lợi ích cụ thể để giữ mối quan hệ lâu dài.
- Gắn kết cộng đồng, hướng đến bền vững: Tăng độ thiện cảm nếu chiến dịch có yếu tố xã hội, giáo dục, môi trường.
>>> XEM THÊM: HỌC MARKETING RA TRƯỜNG LÀM GÌ? CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP ĐẦY HỨA HẸN
Co-branding là gì? Đó là chìa khóa để các thương hiệu cùng nhau tạo ra giá trị khác biệt và mở rộng thị phần hiệu quả. Tuy nhiên, để thành công, doanh nghiệp cần lựa chọn đối tác phù hợp và hoạch định chiến lược rõ ràng. Đừng quên theo dõi HBR Careers để cập nhật thêm những bài viết chuyên sâu về co-branding và xu hướng marketing mới nhất!