Lý do nghỉ việc ở công ty cũ là một trong những câu hỏi "gai góc" trong phỏng vấn. Trả lời sao để vừa trung thực, vừa thuyết phục mà không làm mất điểm với nhà tuyển dụng? Hãy cùng tìm hiểu các nguyên nhân phổ biến và cách trình bày chuyên nghiệp, tinh tế trong bài viết sau của HBR Careers nhé!
1. Vì sao nhà tuyển dụng hỏi về lý do nghỉ việc ở công ty cũ?
Khi bước vào vòng phỏng vấn, một trong những câu hỏi “kinh điển” mà nhà tuyển dụng thường đặt ra là: “Lý do nghỉ việc tại công ty cũ?”. Câu hỏi tưởng chừng đơn giản này lại ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu xa, giúp họ đánh giá đa chiều về ứng viên. Dưới đây là những lý do vì sao họ quan tâm đến câu hỏi này.

1.1. Đánh giá sự trung thực của ứng viên
Nhà tuyển dụng muốn kiểm tra xem bạn có sẵn sàng chia sẻ rõ ràng và thật lòng về quá khứ làm việc hay không. Những câu trả lời thiếu nhất quán hoặc quá tránh né có thể khiến bạn mất điểm.
1.2. Hiểu rõ định hướng nghề nghiệp
Việc bạn chọn nghỉ việc có thể xuất phát từ nhu cầu phát triển, thay đổi lĩnh vực hoặc môi trường. Nhà tuyển dụng muốn biết liệu định hướng mới của bạn có phù hợp với vị trí họ đang tuyển.
1.3. Xác định mức độ phù hợp với văn hóa công ty
Nếu bạn nghỉ vì không phù hợp với văn hóa cũ, nhà tuyển dụng sẽ dựa vào đó để cân nhắc xem bạn có hòa nhập tốt với đội ngũ mới không.
1.4. Kiểm tra khả năng xử lý mâu thuẫn
Một số ứng viên nghỉ việc vì xung đột nội bộ hoặc áp lực. Qua cách trình bày lý do, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cách bạn giải quyết vấn đề và mức độ chuyên nghiệp trong giao tiếp.
1.5. Dự đoán mức độ gắn bó trong tương lai
Nếu bạn có lịch sử nhảy việc thường xuyên, nhà tuyển dụng sẽ thận trọng. Việc hỏi lý do nghỉ việc giúp họ đánh giá khả năng bạn sẽ gắn bó lâu dài với công ty.
>>> XEM THÊM: BÍ KÍP TRẢ LỜI CÂU HỎI "TẠI SAO BẠN LẠI CHỌN CÔNG TY CHÚNG TÔI"
2. Những lý do nghỉ việc ở công ty cũ thường gặp
Khi đứng trước quyết định nghỉ việc, mỗi người đều có cho mình những lý do riêng. Có thể xuất phát từ yếu tố nội tại như định hướng nghề nghiệp, mong muốn phát triển,.... Quan trọng nhất là bạn cần biết cách trình bày lý do nghỉ việc ở công ty cũ một cách tinh tế, hợp lý và trung thực.

2.1. Môi trường làm việc không phù hợp
Đây là một trong những lý do nghỉ việc tại công ty cũ phổ biến và dễ hiểu nhất. Mỗi công ty có một văn hóa làm việc, phong cách quản lý và hệ giá trị riêng. Khi bạn cảm thấy môi trường đó không phù hợp với tính cách, quan điểm sống hoặc cách làm việc của mình, việc rời đi là hoàn toàn dễ thông cảm.
- Môi trường thiếu sự công nhận, hỗ trợ từ đồng nghiệp hoặc quản lý.
- Văn hóa công ty quá khắt khe, bảo thủ, hoặc ngược lại quá lỏng lẻo khiến bạn mất động lực.
- Thiếu sự minh bạch trong điều hành, thiếu sự chia sẻ thông tin.
Ví dụ:
“Tôi nhận thấy môi trường làm việc tại công ty trước không thực sự phù hợp với phong cách làm việc của tôi – tôi thiên về sự chủ động, linh hoạt và tinh thần đổi mới. Sau một thời gian cân nhắc, tôi quyết định tìm kiếm môi trường mà mình có thể phát huy tốt hơn và đóng góp lâu dài.”
2.2. Thiếu cơ hội phát triển, học hỏi
Không ít người rời bỏ vị trí hiện tại vì cảm thấy mình đang "giậm chân tại chỗ". Khi một công việc không còn tạo ra thử thách mới, không có lộ trình thăng tiến rõ ràng, hoặc không khuyến khích phát triển kỹ năng – đó là dấu hiệu để cân nhắc thay đổi.
- Không có khóa đào tạo hoặc chương trình phát triển nghề nghiệp.
- Cấu trúc công ty hạn chế cơ hội lên cấp bậc cao hơn.
- Công việc lặp lại, thiếu sáng tạo, không kích thích tư duy.
Ví dụ:
“Tôi luôn đề cao việc học hỏi và nâng cao năng lực bản thân. Tuy nhiên, tại vị trí cũ, sau khi đã đạt được những thành tựu nhất định, tôi không còn nhiều cơ hội phát triển tiếp theo. Vì vậy, tôi mong muốn tìm đến một nơi có lộ trình rõ ràng để tiếp tục phát triển sự nghiệp.”
2.3. Thu nhập và phúc lợi không tương xứng
Khi thu nhập không phản ánh đúng mức độ cống hiến, kỹ năng hoặc khối lượng công việc – việc cân nhắc thay đổi là hoàn toàn chính đáng. Tuy nhiên, đây là vấn đề nhạy cảm, cần được trình bày tinh tế.
- Làm việc nhiều năm nhưng thu nhập không tăng.
- Đảm nhận vai trò lớn nhưng không được thưởng hoặc tăng lương tương xứng.
- Phúc lợi như bảo hiểm, ngày nghỉ, lương tháng 13… quá thấp so với mặt bằng chung ngành.
Ví dụ:
“Tôi luôn nỗ lực hoàn thành tốt công việc được giao và đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, tôi cảm thấy mức đãi ngộ hiện tại chưa thực sự phản ánh đúng giá trị mình đóng góp. Tôi tin rằng ở vị trí mới, mình có thể cân bằng tốt hơn giữa hiệu quả công việc và thu nhập.”
2.4. Mâu thuẫn nội bộ hoặc khác biệt trong tư duy làm việc
Không phải lúc nào mọi người trong cùng một tổ chức cũng có thể hòa hợp. Những khác biệt về phong cách giao tiếp, kỹ năng quản lý, hoặc quan điểm nghề nghiệp có thể dẫn đến mâu thuẫn – khiến môi trường làm việc trở nên căng thẳng.
- Mâu thuẫn với đồng nghiệp hoặc cấp trên do thiếu thấu hiểu.
- Bị cô lập trong nhóm hoặc thiếu sự hợp tác từ người khác.
- Không được lắng nghe hoặc có cảm giác bị "đè nén" tiếng nói cá nhân.
Lưu ý: Không nên đổ lỗi, nói xấu người khác. Hãy giữ thái độ tích cực và hướng đến bài học bạn rút ra.
Ví dụ:
“Tôi và một số thành viên trong nhóm có một số khác biệt về cách tiếp cận công việc. Dù vẫn giữ sự chuyên nghiệp và hợp tác, tôi nhận thấy môi trường hiện tại không còn phù hợp để mình phát huy tối đa năng lực, nên quyết định tìm kiếm cơ hội mới.”
2.5. Chuyển hướng sự nghiệp, thử thách mới
Bạn có thể yêu thích ngành nghề mới, muốn chuyển từ marketing sang công nghệ, hoặc từ nhân sự sang đào tạo. Việc chuyển hướng là dấu hiệu của sự chủ động phát triển bản thân – nếu biết trình bày đúng cách.
- Tìm được đam mê thực sự sau khi trải nghiệm thực tế.
- Nhận ra ngành cũ không còn phù hợp với mục tiêu dài hạn.
- Mong muốn thử thách bản thân ở vai trò mới để khám phá tiềm năng.
Ví dụ:
“Sau khi trải nghiệm một thời gian trong lĩnh vực cũ, tôi nhận ra sở thích và năng lực của mình phù hợp hơn với [lĩnh vực mới]. Vì vậy, tôi chủ động học hỏi, cập nhật kiến thức và quyết định chuyển hướng để theo đuổi con đường phù hợp hơn với mình.”
2.6. Yếu tố cá nhân: Gia đình, sức khỏe, định cư, học tập...
Một số người nghỉ việc không phải vì công ty mà vì hoàn cảnh cá nhân buộc họ phải đưa ra quyết định. Dù không nằm trong yếu tố chuyên môn, nhưng vẫn cần trình bày hợp lý để tạo sự thông cảm từ nhà tuyển dụng.
- Cần thời gian chăm sóc người thân, con nhỏ hoặc sức khỏe bản thân.
- Di chuyển chỗ ở, định cư nơi khác, nên không thể tiếp tục làm việc.
- Nghỉ để tập trung học nâng cao bằng cấp, kỹ năng.
Ví dụ:
“Thời gian trước, tôi cần tạm dừng công việc để giải quyết một số việc gia đình quan trọng. Giờ đây khi mọi việc đã ổn định, tôi sẵn sàng quay lại với công việc, tìm kiếm những thử thách và cơ hội mới phù hợp với chuyên môn của mình.”
>>> XEM THÊM: TOP 20+ CÂU HỎI PHỎNG VẤN KẾ TOÁN CHO ỨNG VIÊN MỚI NHẤT 2025
3. Cách xử lý lý do nghỉ việc ở công ty cũ khéo léo trong phỏng vấn
Khi phỏng vấn, việc bạn nói gì không quan trọng bằng cách bạn nói. Một lý do nghỉ việc nghe tưởng như tiêu cực, nếu được trình bày khéo léo, có thể trở thành điểm cộng giúp bạn nổi bật. Ngược lại, nếu trả lời thiếu tinh tế, bạn có thể bị đánh giá là thiếu chuyên nghiệp, không có tinh thần cầu tiến. Dưới đây là những nguyên tắc xử lý lý do nghỉ việc ở công ty cũ một cách hiệu quả.

- Giữ thái độ tích cực, tôn trọng công ty cũ: Không chỉ trích hay nói xấu đồng nghiệp, cấp trên hoặc môi trường cũ. Điều này thể hiện sự chuyên nghiệp và tinh thần cầu tiến của bạn.
- Tập trung vào định hướng tương lai, không "mắc kẹt" ở quá khứ: Hãy hướng câu trả lời đến mục tiêu nghề nghiệp bạn đang theo đuổi, thay vì nhấn mạnh quá nhiều vào những điểm chưa hài lòng ở công ty trước.
- Trình bày ngắn gọn, mạch lạc, đúng trọng tâm: Câu trả lời cần súc tích, rõ ràng, không lan man để thể hiện khả năng giao tiếp hiệu quả và kiểm soát tình huống tốt.
- Gắn lý do nghỉ việc với mong muốn học hỏi, phát triển: Đưa lý do nghỉ việc vào bối cảnh tích cực như tìm kiếm cơ hội nâng cao năng lực, khám phá bản thân hoặc thử thách mới.
- Tự tin, không né tránh câu hỏi: Đối diện câu hỏi với sự minh bạch và sẵn sàng chia sẻ cho thấy bạn là người trung thực, có trách nhiệm và đáng tin cậy.
>>> XEM THÊM: HỌC MARKETING RA TRƯỜNG LÀM GÌ? CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP ĐẦY HỨA HẸN
4. Những điều nên và không nên khi nói về lý do nghỉ việc ở công ty cũ
Lý do nghỉ việc tại công ty cũ không chỉ giúp nhà tuyển dụng hiểu bạn hơn, mà còn là "thước đo" đánh giá tư duy, thái độ và kỹ năng xử lý tình huống. Một ứng viên biết cách nói về quá khứ một cách tích cực, có định hướng rõ ràng sẽ ghi điểm lớn về sự chuyên nghiệp và bản lĩnh cá nhân. Vì vậy, bạn cần biết nên nói gì và tránh điều gì để không vô tình đánh mất cơ hội nghề nghiệp.
4.1. Những điều nên làm
-
Trung thực nhưng chọn lọc thông tin
Việc trung thực là điều quan trọng, nhưng không đồng nghĩa với việc kể lể mọi chi tiết tiêu cực. Bạn nên chọn lọc thông tin phù hợp để giữ hình ảnh chuyên nghiệp, đồng thời bảo vệ mối quan hệ cũ.
-
Tập trung vào định hướng tương lai
Thay vì chỉ trích quá khứ, bạn nên định hình lý do nghỉ việc ở cty cũ như một bước chuyển tiếp tích cực, hướng đến mục tiêu phát triển mới. Một ứng viên chủ động định hướng sẽ được đánh giá là người cầu tiến, biết học hỏi và có tầm nhìn.

-
Giữ giọng điệu nhẹ nhàng, tích cực, tôn trọng công ty cũ
Ngay cả khi bạn không hài lòng với công ty cũ, vẫn nên giữ thái độ lịch sự, thể hiện sự biết ơn với những gì đã học được trong thời gian làm việc. Điều này chứng tỏ bạn là người có EQ cao, biết giữ gìn mối quan hệ và không mang cảm xúc tiêu cực vào công việc.
-
Nêu rõ lý do nhưng ngắn gọn, không lan man
Câu trả lời nên được trình bày trong vòng 2–3 câu, đủ rõ ràng và có trọng tâm. Tránh kể lể dài dòng dễ khiến nhà tuyển dụng mất kiên nhẫn. Khả năng trình bày ngắn gọn, logic cho thấy bạn hiểu rõ bản thân và có khả năng truyền đạt tốt – yếu tố rất quan trọng trong hầu hết công việc hiện đại.
4.2. Những điều không nên làm
-
Đổ lỗi hoàn toàn cho công ty cũ, sếp hoặc đồng nghiệp
Đây là sai lầm nghiêm trọng khiến bạn mất điểm ngay lập tức. Việc đổ lỗi khiến bạn bị nhìn nhận là thiếu trách nhiệm, tiêu cực và dễ gây mâu thuẫn ở môi trường mới. Nhà tuyển dụng sẽ nghĩ rằng nếu tuyển bạn, sau này bạn cũng có thể đổ lỗi cho họ khi có vấn đề xảy ra.

-
Than phiền quá nhiều về môi trường làm việc
Liệt kê quá nhiều điểm yếu, tiêu cực về công ty cũ khiến bạn trông như một người khó tính, thiếu linh hoạt và thiếu khả năng thích nghi. Bất kỳ môi trường nào cũng có điểm chưa hoàn hảo. Việc bạn quá tập trung vào những điều tiêu cực chỉ cho thấy bạn dễ bị ảnh hưởng bởi cảm xúc cá nhân.
-
Trả lời vòng vo, né tránh câu hỏi
Khi bạn nói lý do nghỉ việc ở cty cũ liên quan đến cá nhân mà không giải thích rõ ràng, nhà tuyển dụng sẽ nghi ngờ bạn đang che giấu điều gì đó. Đặc biệt nếu lý do nghỉ việc đến đột ngột. Bạn nên chọn một cách trả lời rõ ràng, mang tính tích cực, dù lý do thực sự là cá nhân. Sự minh bạch giúp tạo sự tin tưởng ngay từ đầu.
5. Kết luận
Lý do nghỉ việc ở công ty cũ không phải là điều bạn cần giấu giếm, mà nên được chia sẻ một cách chân thành, tích cực và có định hướng rõ ràng. Hy vọng những gợi ý của HBR Careers sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho buổi phỏng vấn và thể hiện được sự chuyên nghiệp, cũng như sự nghiêm túc trong công việc.